Đánh giá mô hình TĐKT tại Việt Nam: 39 

Một phần của tài liệu tiểu luận tập đoàn kinh tế trường hợp việt nam- hàn quốc (Trang 43)

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM T Ừ HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM: 36 

2.Đánh giá mô hình TĐKT tại Việt Nam: 39 

Sau khi nhìn vào các TĐKT Hàn Quốc và trước khi rút ra bài học cho các TĐKT Việt Nam thì nhận thấy rõ những điểm mạnh và những điểm yếu của chính các TĐKT trong nước sẽ giúp Việt Nam vận dụng các bài học ấy một cách hiệu quả hơn:

2.1....Ưu đim:  u đim: 

 

- TĐKT giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụđiều tiết vĩ mô của Nhà nước

- Quy mô và khả năng tích tụ vốn của các TĐKT ngày càng tăng

- Là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển

- Thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học – công nghệ, đào tạo và sản xuất, kinh doanh.

- Là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ

Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở huy động, tập trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất, đầu tư trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực then chốt

- Cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước, các TĐKT đã vươn ra đầu tư

mạnh ở nước ngoài, thương hiệu ngày càng được khẳng định, góp phần tạo dựng được hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

2.2....N hược đim: 

- Một số TĐKT và TCT nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực nhưng kinh doanh chưa hiệu quả

- Chế, chính sách pháp luật về TĐKT chưa hoàn thiện

- Được bảo hộ, độc quyền nên một số tập đoàn đã đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, "lấn sân" sang các lĩnh vực kinh doanh khác

- Được thành lập, liên kết bằng quyết định hành chính, một số tập đoàn là biến thể của mô hình tổng công ty cũ, nên chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành TĐKT mạnh.

- Quy mô và nguồn vốn quá nhỏ so với các TĐKT trong khu vực và trên thế giới; tổ

chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với tổng công ty nhà nước trước đây, chưa tạo được sựđột phá mạnh mẽ cho mô hình TĐKT .

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các TĐKT chưa được hoàn thiện, chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT ; cơ chế quản lý tập đoàn còn nhiều bất cập.

- Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số tập đoàn chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp

ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất, kinh doanh thông qua cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu ở một số tập

đoàn triển khai còn chậm; dẫn tới hạn chế về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của TĐKT .

- Một số tập đoàn có tỷ lệ nợ trên vốn còn quá cao, dẫn đến độ rủi ro lớn, khả năng thanh toán nợ thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục.

- Một số tập đoàn chưa phát huy được vai trò chi phối trong lĩnh vực hoạt động. Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm; ở một số tập đoàn vẫn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con.

- Công tác dự báo, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của các TĐKT chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển của mô hình này.

- Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên trong các tập đoàn cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.

Một phần của tài liệu tiểu luận tập đoàn kinh tế trường hợp việt nam- hàn quốc (Trang 43)